Chú thích Tống_Duy_Tân

  1. Tức sau khi căn cứ Ba Đình và Mã Cao bị đánh dẹp, một số thủ lĩnh ở hai nơi đó dẫn quân chạy về Hùng Lĩnh. Theo ý này có sách Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 2, tr. 77), và Lịch sử 11 (nâng cao, tr. 253). Tuy nhiên, Việt sử tân biên (sách đã dẫn, tr. 137), Lịch sử Việt Nam (1858-cuối XIX, tr. 124) đều ghi là 1886, tức là năm khởi sự xây dựng căn cứ ở Hùng Lĩnh.
  2. Phạm Văn Sơn ghi là Cao Điền.
  3. Việt sử tân biên, sách đã dẫn, tr. 138.
  4. Thông tin Cao Điển và Cầm Bá Thước làm phụ tá Tống Duy Tân chép theo Việt sử tân biên (sách đã dẫn, tr, 137). Sách Lịch sử 11 thì ghi Tống Duy Tân và Cầm Bá Thước đều là lãnh đạo chính của cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh (tr. 253).
  5. Về đến sông Đà, quân Đốc Ngữ còn chiến đấu thêm một vài tháng nữa thì tan rã hẳn, sau khi Đốc Ngữ bị quân Pháp sát hại vào ngày 7 tháng 8 năm 1892.
  6. Phần nhiều các sách sử trong đó có: Lịch sử Việt Nam [1858-cuối XIX], quyển 3, tập 1, phần 1, tr. 128), Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 2. tr. 78) Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tr. 848) đều ghi theo ý này. Tuy nhiên theo nhà sử học Phạm Văn Sơn thì vì bị hăm dọa mà vợ của một viên thổ ty (khi trước có chứa chấp nghĩa quân) phải dẫn thiếu úy Hensxhell cùng 20 lính đi bắt sống Tống Duy Tân vào chiều ngày 4 tháng 10 năm 1892. Còn phần Cao Ngọc Lễ làm chỉ điểm, ông chỉ chú thích thêm là có sách chép như vậy (Việt sử tân biên, quyển 5, tập trung, tr. 141).
  7. Cao Điền lẩn tránh ở đất Bắc được mấy năm, thì Cao Điển bị bắt tại Bắc Giang khi đang tìm đến với nghĩa quân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám làm thủ lĩnh. Hôm ấy là ngày 16 tháng 1 năm 1896. Số phận của ông về sau không rõ. Phần Cầm Bá Thước vẫn ở lại tiếp tục hoạt động cho đến tháng 5 năm 1895 thì bị mới đối phương bắt giết.
  8. Theo Đại Nam thực lục, tên Công sứ Pháp này có tên đầy đủ là Leon Jules Pol Boulloche, giữ chức Công sứ tỉnh Thanh Hóa từ 1891 - 1893; Thống sứ Bắc Kỳ (1896 - 1897) và nhiều lần là Khâm sứ Trung Kỳ (lần là vào năm 1903).
  9. Ngày Tống Duy Tân hy sinh, chép theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tr. 846.
  10. Ngoài tài lãnh đạo, Tống Duy Tân còn có tài làm thơ. Hiện trong sách Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (1858-1920) do Huỳnh Lý chủ biên (nhà xuất bản Văn Học, 1984) có giới thiệu hai bài thơ của ông, đó là Đông thiên sư quá Đồng Cổ sơn tác (Làm vào mùa đông khi kéo quân qua núi Đồng Cổ) và Bắc tái chinh phu dạ hàn khuê tứ (Thay lời chinh phu ở ải Bắc đêm rét nhớ vợ).